Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Ba lô túi xách ngày nay

Trong những năm gần đây, túi xách ba lô của Sakos, Ladoda, Minh Tiến, Thế giới Túi xách

Mr. Vui, Hami, Black Paw, Elite... đã trở nên quen thuộc với khách hàng.
Vải canvat (mặt vải mịn êm như nhung), nylon, poly urethan, oxpho, washer… là những chất liệu được sử dụng may túi xách, ba lô nhiều nhất.
Túi xách hiệu Miti (Minh Tiến sản xuất) có nhiều mẫu mã dành cho giới trẻ. Kiểu "túi xách văn phòng" dành cho các nhân viên đi làm hàng ngày phổ biến là mẫu túi vuông hoặc chữ nhật. Loại này làm bằng chất liệu simili giả da hoặc vải bố gắn thêm các hình thú vật dễ thương, giá khoảng 35.000- 80.000 đồng/chiếc tùy kích cỡ lớn nhỏ.
Loại túi xách thời trang mới có các loại si tạo hạt trên bề mặt như lớp cát mịn, vải nhựa in hoa văn hay tạo vân màu nâu, vàng nhạt nhã nhặn với nhiều kiểu túi chữ nhật, hình vuông, hình ống tròn... giá khoảng 50.000 đồng/chiếc.
Túi xách hiệu Elite và Black Paw (do công ty may túi xách Sài Gòn sản xuất) dành cho quý bà với nhiều kiểu dáng vuông vắn, quai cầm nhỏ gọn. Chất liệu chủ yếu bằng simili giả da mờ hoặc bóng và bằng vải canvat, giá trung bình 80.000 - 150.000 đồng/chiếc. Những kiểu túi này khá tiện dụng (để vừa các khổ giấy A4) và đứng đắn thích hợp với phụ nữ tuổi trung niên.
Với giới trẻ thích màu sắc, có thể sử dụng loại túi Elite mới. Đây là loại túi bằng nhựa gợn các vân màu xanh, vàng tím, giá khoảng 85.000 - 93.000 đồng/chiếc.
Mới đây trên thị trường xuất hiện sản phẩm mới hiệu Tomi (của công ty Thế giới Túi xách) với ba lô có bánh xe kéo rất phù hợp dành cho trẻ em bởi trọng lượng nhẹ, kéo êm hơn hẳn ba lô cùng loại của Trung Quốc.
Bên cạnh những loại túi "kín đáo", các kiểu túi "khoe hết ra ngoài" cũng được các bạn trẻ thích thú. Đặc điểm của những chiếc túi này là có nhiều túi nhỏ; còn túi chính giảm hẳn các ngăn phụ, chỉ còn một, hai ngăn.
Túi du lịch đa dụng
Xu hướng kiểu dáng của các loại túi du lịch đã có sự thay đổi, hàng do nhiều công ty và cơ sở may túi xách trong nước sản xuất được bổ sung thêm nhiều chức năng. Chẳng hạn, túi du lịch cao cấp có thêm các ngăn đựng nước suối, ngăn giắt nón, ngăn đựng gối ngủ...túi xách có bánh xe; vali có chia ngăn đựng đồ dơ, ngăn đựng áo veste.
Dành cho quý bà có các vali cứng bên trong chia ngăn chuyên đựng các tuýp, ống, hộp trang điểm. Với nhu cầu du lịch dã ngoại, hàng bình dân có các loại balô bằng vải thun phối nhiều màu với nhiều ngăn rời có thể tháo ráp.
Theo hướng dẫn của người bán, chọn ba lô hoặc túi du lịch lớn cần lưu ý hàng giá rẻ; những hàng này vẫn có bánh xe, tay kéo nhưng độ chịu lực rất yếu, có thể gãy thanh kéo và bung bánh xe bất ngờ. Nhiều túi chữ nhật khoá kéo không hư, nhưng đựng đồ nhiều dễ bị bung hoặc toạc đường may dằn khoá kéo do loại vải không thích hợp để may loại túi lớn.
Một số các công ty túi xách nay đã có kinh nghiệm và chú trọng hơn khi tung ra những chiếc túi du lịch chất lượng khá tốt mà giá cả phù hợp với người tiêu dùng. Trong số đó phải kể đến là túi du lịch Macat (của Thế giới Túi xách) đã gây sự chú ý từ kiểu dáng bên ngoài lẫn chức năng sử dụng, đã hình thành nên một phong cách thiết kế khá độc đáo và ấn tượng cho làng túi xách nội địa.
Hàng cao cấp: nhiều hàng nhái
Mốt túi xách thời trang cao cấp dành cho dạ hội, dự tiệc chủ yếu là hàng nhập. Một chủ shop kinh doanh các loại túi xách thời trang cao cấp tại khu vực quận1, TP HCM, nói: "Hiện nay tất cả các shop bán túi xách nhập đủ các loại túi ít nơi có hàng chính gốc, đa số là túi xách Hàn Quốc hoặc Trung Quốc nhái hàng xịn".
Khảo sát một vòng các hiệu bán túi xách thời trang tại trung tâm thương mại Thuận Kiều Plaza, Diamond Plaza, Lucky Plaza, các quầy hàng ở siêu thị Maximark, Co-opmart, Miền Đông... các kiểu túi khuôn cứng Luis Vuitton, CK, Ralph Lauren, D&G hoặc Dolce & Garbana, Giogio Armani... có mẫu mã gần tương tự nhau. Cùng một kiểu túi chữ nhật cao, hai màu trắng đen có đính hoa và cài khoá trắng, một cửa hàng ở quận1 giới thiệu là hàng CK, nhưng một cửa hàng ở quận 5, lại có nhãn D&G.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, chủ hệ thống siêu thị Maximark vừa có chuyến khảo sát thị trường hàng may mặc thời trang ở Thái Lan và Nhật về, nhận xét: "Túi xách hàng nhái ở Việt Nam đẹp và sắc sảo y chang hàng xịn bán ở các shop nước ngoài. Tôi vào hỏi mua ở Thái Lan người ta bảo đảm với tôi hàng chính gốc giá đến gần 250 USD. Tại Việt Nam chiếc túi y hệt như vậy giá chỉ 185.000 đồng bán tại khu Intershop".
Là một trong những nhà nhập khẩu có giấy phép phân phối túi xách Elle (Pháp) tại Việt Nam, đại diện công ty Duy Anh cho biết: giá một chiếc túi xách thời trang loại vải bình thường dành cho giới trẻ ở mức trên dưới 500.000 đồng, những nhãn hiệu cao cấp hơn giá không dưới 1 triệu đồng/sản phẩm.
Lưu ý khi chọn túi xách, ba lô
• Những người tiêu dùng "sành điệu" không bao giờ mua túi ba lô hiệu Adidas, Nike. Các hãng này tuy rất nổi tiếng về giầy và quần áo thể thao, nhưng chắc chắn không nằm trong "top ten" hàng túi ba lô. Nên chọn các hãng khác "chuyên khoa" như McKinley, Millet…
• Muốn mua túi cần nhớ: túi sẽ đựng gì? Đeo túi đi trong bao lâu ? Địa hình đi lại bằng phẳng hay lồi lõm? Nói chung có 3 loại: loại đi trong ngày (đi picnic, đi học, đi làm…), loại đi xa vài ngày (du lịch xa), và loại dành cho "thứ dữ”: đi leo núi, vượt rừng. Trừ loại đi trong ngày (túi nhỏ,18-30l), hai loại túi còn lại (túi to,30-50-70l) có kiểu dáng dành riêng cho nam và nữ để thích hợp với thể hình khác nhau (lưng, khung chậu).
• Những chi tiết của túi, balô cần quan tâm:
- Vải túi cần dai chắc, làm bằng polyamide, hay cordura là hàng tốt.
- Đáy túi: phải lựa kỹ đáy túi chắc chắn, đường may nằm trên thân chứ không nằm sát ngay đáy, để chịu lực tốt. Đáy bằng da tuy chắc hơn nhưng nặng … “đô".
- Lưng: phải có nệm và lưới thông hơi, nhất là loại túi to, nếu không sau một chuyến đi xa về bạn sẽ bị…nổi mụn ở lưng. Túi to, lưng phải chỉnh lên xuống được để phù hợp chiều cao mỗi người. Tránh loại lưng túi có khung sắt vì nhìn tưởng chắc nhưng "cấn" đau lưng khi đi xa.
- Đai hông: Thay đổi tuỳ kiểu nữ hay nam. Nên chọn loại có mousse êm ái hai bên.
- Đai quàng: Chọn loại có mousse lót phần vai.
- Muốn cơi rộng thêm túi thì chọn loại có dây móc trên nắp túi, dưới đáy và hai bên hông, để có thể mang được nệm, lều
Hàng "dỏm" công khai bán chỗ...xịn
Xã luận - 24/07/2009
Chia sẻ:
Vừa qua, các cơ quan chức năng đã khiến cho nhiều người tiêu dùng "choáng váng" khi phát hiện nhiều vụ hàng "dỏm" (hàng giả, hàng nhái) không rõ nguồn gốc, kém chất lượng được bày bán ở các trung tâm thương mại rất "hoành tráng"...
Nhãn ngoại, hàng nhái

Các trung tâm thương mại (TTTM) thường được đánh giá là điểm mua sắm tin cậy với nguồn hàng phong phú, đảm bảo chất lượng, bán theo giá niêm yết. Chỉ riêng tại TP.HCM, hiện có 82 siêu thị (ST) các loại và hơn 22 TTTM.
Trong đó, phần lớn các TTTM thuộc quyền sở hữu của tư nhân cho các cá thể thuê mặt bằng dể kinh doanh mà không phải báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước.

Điều này đã tạo kẽ hở cho không ít TTTM, ST tránh né "Quy chế TTTM, ST" theo Quyết định 1371/2004/QĐ - BTM. Chính vì không ghi rõ trong hợp đồng cho thuê mặt bằng các quy định về loại hàng hoá nào được phép kinh doanh và cấm mua bán, tạo cơ hội cho nhiều hộ kinh doanh cá thể ở những nơi này bán hàng có nguồn gốc không rõ ràng.

Điển hình, trong các đợt kiểm tra gần đây, Chi cục quản lý thị trường TP. HCM (QLTT) đã phát hiện 6 gian hàng ở TTTM Lucky Plaza (Q.1, Tp.HCM) bày bàn đồng hồ đeo tay nhập lậu, giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng như Rado, Panerai, Chanel, Longines... Sạp Mi-Fa, quầy bán hàng Thu Hồng ở Sài Gòn Square (Q.1, TP. HCM) bán túi xách, ví da nhái nhãn hiệu Louis VuittonCác cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vụ hàng nhái lại các thương hiệu nổi tiếng được bày bán tại các trung tâm thương mại rất "hoàng tráng
".
.

Chưa hết, ở TTTM An Đông Plaza (Q.5, TP.HCM) tiếp tục phát hiện ở quầy kinh doanh túi xách, ví, thắt lưng nhái nhãn hiệu Louis Vuitton. Còn ở siêu thị Big C An Lạc (Q. Bình Tân, TP. HCM) tại quầy 9-10 của cửa hàng Thuý Nga (nằm trong khuôn viên) bán đồng hồ giả hiệu Q&Q, CK, Omega, Senko, Rado, Seiko...

Vì sao các TTTM này có bán hàng "dỏm"? Nhiều tiểu thương cho biết, 2009 là năm của hàng hiệu. Cơn sốt thích hàng thời trang "hàng hiệu" đang trở thành "mốt" của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ do muốn chính tỏ về đẳng cấp "dân sành đồ hiệu". Nhưng chiếc túi xách, dây thắt lưng, mắt kính hiệu Louis Multicolor, Chanel, Burberry hay Monogram Vernis... rẻ nhất cũng có giá khoảng từ 150- 950 USD...

Ông Lê Xuân Đài, Chi cục phó Chi cục QLTT TP. HCM cho biết, không ít thương nhân đã lợi dụng mác TTTM để bán hàng giả, hàng kém chất lượng với giá hàng hiệu. Hầu hết hàng hoá vi phạm có xuất xứ "Made in China" nhưng nhân viên bán hàng đều nói là của Mỹ, Nhật, Singapore...để bán với giá "trên trời", thậm chí đẩy lên gấp 10 lần so với giá trị thực của sản phẩm, nhằm để người tiêu dùng an tâm là đã mua hàng chính hiệu.

Trên đây chỉ là phần nhỏ trong 6.790 vụ vi phạm, tăng gần gấp đôi so vơi cùng kỳ năm 2008. Song, để làm rõ nguồn gốc của hàng nhái là vấn đề cực khó vì khi nó vào đến các cửa hàng để tiêu thụ thì đã bị "chia năm sẻ bẩy" nên rất khó kiểm tra được từ gốc.

Tinh vi đến mức khó lường

Các thành phố lớn như TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng... là những trung tâm kinh tế và là đầu mối tiếp nhận những hàng hoá từ các nước. Do dân số đông nên các nơi này cũng là "vùng trũng" của nạn sản xuất hàng nhái và hàng nhập lậu.
Và một thực tế là chưa có quốc gia nào trên thế giới việc kinh doanh hàng nhái, hàng lậu lại diễn ra công khai như ở Việt Nam. Bởi qua kết quả khảo sát nhiều mặt hàng tiêu dùng (quần áo, thời trang, mỹ phẩm...) ở đâu có cửa hàng bày bán hàng hoá thì ở đó có bán hàng nhái, hàng nhập lậu.

Ví như theo điều tra, sản phẩm Lacoste có tới 95% được bán trên thị trường hiện nay là hàng nhái. Có một số chi tiết để phân biệt hàng chính hãng và hàng nhái, song không phải người tiêu dùng nào cũng có thể phân biệt giữa hàng dỏm và hàng thật qua các chi tiết như: hàng Lacoste chỉ được làm từ chất liệu 100% cotton và không pha trộn gì khác, rất nhẹ.

Trong khi đó, hàng nhái dù ở cấp độ nào cũng thường nặng hơn rất nhiều. Logo hình con cá sấu được khâu và may tinh tế hơn nhiều so với hàng nhái. Răng của cá sấu được hiện rõ và có khả năng phát sáng, cúc áo của hàng nhái thường phẳng, cứng, chỉ làm từ nhựa bình thường, trong khi hàng "xịn" có một đường gờ nhỏ, được làm từ ngọc trai, không ghi bất kỳ chữ gì. Hàng Lacoste thật có phần viền tay áo không quá rộng mà cũng không quá nhỏ và ký hiệu kích cỡ của áo (size) theo dạng S, M, L...chứ không dùng những con số 1,2,3,4...

Ngoài ra, một số hàng nhái còn được sản xuất tinh vi không thua gì hàng thật mà ngay cả dân sành điệu cũng "bó tay" vì không thể phân biệt được. Cụ thể như mặt hàng đồng hồ đeo tay. Với hàng nhái-giả Hồng Kông thì những chi tiết như mặt đồng hồ, kim, lo go...trông rất "phô". Trong khi đó, nếu là hàng nhái "Made in Thailand" thì lại tinh vi đến từng chiếc kim chỉ giờ và sự chính xác đến 98% so với hàng "xịn".

Xử lý ra sao?

Đứng trước thực trạng này, nhiều người tiêu dùng đã đặt ra câu hỏi rằng có giải pháp nào để hạn chế thực trạng hàng "dỏm" tại TTTM, ST? Ông Trương Trung Việt, PGĐ Sở Công thương TP. HCM cho rằng: "Ban quản lý (BQL) các TTTM, ST cần phải thể hiện rõ trách nhiệm quản lý, cơ quan kiểm tra có quyền buộc BQL phải chịu trách nhiệm liên đới khi phát hiện ra hộ kinh doanh thuộc TTTM, ST vi phạm bán hàng gian, giả, kém chất lượng...

Bởi hiện nay, khi cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện sai phạm thì chỉ có chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm , còn BQL các TTTM, ST khi đó chỉ đóng vai trò làm chứng. Kinh nghiệm cho thấy, từ nay đến cuối năm là thời điểm hàng quá "dỏm" bành trướng, xâm nhập ồ ạt vào cả các ST, TTTM lớn.

Đối với ngành QLTT, tập trung toàn lực lượng cho công tác chống buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng giả. Hướng mạnh việc kiểm tra vào các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, trong đó đặc biệt chú ý các đối tượng chuyên kinh doanh mặt hàng thời trang, các điểm bán sỉ, kho hàng. Sở Tài chính kiểm tra thường xuyên việc chấp hành pháp luật về giá đối với các loại hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục phải kê khai đăng ký.

Tuy nhiên, đối tượng kinh doanh hàng "dỏm" thường thuê chung một nơi để chứa nhiều chủng loại hàng, do đó khi lực lượng kiểm tra chủ mặt hàng này phải có đủ mặt các chủ hàng khác, mà việc này không dễ thực hiện.

Để tự bảo vệ mình, người tiêu dùng nên cảnh giác khi mua hàng hoá phải lưu ý đến nhãn mác. Nếu phát hiện khả nghi, cần báo cho lực lượng chức năng, trong đó có lực lượng QLTT địa bàn...Có như vậy mới mong kiểm soát được nạn hàng "dỏm" đang đến hồi báo động.
Hàng Trung Quốc: biết dỏm vẫn phải mua !
11/06/2009 22:48

PNO - Thời gian gần đây, báo chí thường xuyên đưa tin về hàng kém chất lượng (quần áo, thực phẩm…) xuất xứ Trung Quốc. Thế nhưng đâu lại vào đấy, hàng Trung Quốc vẫn đầy dẫy khắp các chợ, siêu thị, cửa hàng… như một trong những nguồn hàng chủ lực của thị trường bán lẻ.

Hàng Trung Quốc : bán chạy không chỉ vì rẻ !
Một trong những đặc điểm khiến Trung Quốc trở thành nhà máy sản xuất của thế giới, đó là giá thành rẻ. Ngay cả hàng Việt Nam – một đất nước có tiếng về nhân công rẻ cũng khó có thể cạnh tranh về giá, dẫn đến hệ lụy là hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường, nhất là hàng may mặc, thực phẩm, đồ chơi trẻ em... Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người ở nước ta lại quá thấp, đại bộ phận người dân dù muốn vẫn khó có thể “với tới” hàng châu Âu, Úc, Mỹ, Nhật, Thái Lan… hay thậm chí cả hàng Việt Nam chất lượng cao, và như thế hàng Trung Quốc là giải pháp tiêu dùng giá rẻ cho mọi gia đình.
Chị Thu Thảo, chủ một sạp quần áo trẻ em tại chợ Kim Biên cho biết, cũng giống như những tiểu thương kinh doanh quần áo trẻ em may sẵn tại đây, hàng hóa quá nửa xuất xứ từ Trung Quốc. Đưa ra hai chiếc quần đùi trẻ em, chị phân trần : “Hai chiếc tương tự như nhau, cái sản xuất tại đây (Việt Nam) giá 30.000 đồng, hàng Trung Quốc chỉ 15.000 đồng. Thử hỏi làm sao hàng Trung Quốc không bán chạy ?”.
Chị Ngọc Dung, bán giày tại chợ An Đông Q.5 cũng cho ý kiến: “Cùng một mức giá, hàng Trung Quốc lúc nào cũng hơn hẳn về hình thức so với hàng nội địa. Bán hàng Trung Quốc được cái vừa nhanh, vừa đỡ phiền toái. Xài tốt thì họ nhờ, kém chất lượng hoặc “dỏm đời” mình cũng đỡ nghe kêu ca vì họ cũng biết do đã mua hàng giá rẻ”.
Không chỉ vì giá, nhiều khách hàng chọn mua hàng Trung Quốc vì … không chọn "nó" biết chọn ai ? Chị Lan Phương, nhà tại quận 1 thường xuyên dẫn cậu con trai đi chọn đồ chơi trên đường Trần Bình (cạnh chợ Bình Tây Q.6). Chị cho biết không mua hàng Trung Quốc không được vì hỏi ra cái nào mới đẹp cũng từ Trung Quốc, muốn lựa hàng Việt Nam cũng không có. Đây cũng là lý do của người mua hàng hiện nay, bởi nếu muốn lựa chọn thì phải có nhiều phương án, đằng này có những ngành hàng Trung Quốc thâu tóm quá lớn mà hàng Việt vì không cạnh tranh được hoặc chưa quan tâm đúng mực nên thị phần thả nổi, người tiêu dùng không mua hàng Trung Quốc chẳng lẽ … nhịn xài ?
Đồ chơi trẻ em - một trong những lĩnh vực bị hàng Trung Quốc lấn lướt
Biết dỏm vẫn phải mua !
Khi được hỏi về tác động của báo chí đối với tình hình kinh doanh hàng Trung Quốc hiện nay, chị Thanh Hoa, bán giày dép chợ Bình Tây cười xòa: “Cũng đâu vào đấy cả thôi. Giờ có hơi ế ẩm vì tình hình chung thôi, chứ có riêng gì hàng Trung Quốc. Em sợ gì?”. Khi hỏi mua chiếc áo hiệu C&T giá hơn 300.000 đồng, nhãn hiệu mà các tiểu thương ngành hàng may mặc trong chợ thường quảng cáo cho khách là hàng Hàn Quốc thì chị Thu, chủ sạp quần áo chợ Kim Biên xua tay : “Hàng Trung Quốc đấy, nhưng là hàng cao cấp, chất lượng cao. Kiếm hàng Hàn Quốc, Nhật Bản trong chợ coi bộ hơi bị khó đấy em ! Nếu có thì do người bán nói vậy thôi”.
Không thể phủ nhận là hiện nay tâm lý khách hàng đã có phần nào e dè trước các mặt hàng nhập từ Trung Quốc, như là một phản xạ có điều kiện trước những xì-căng-đan hàng Trung Quốc kém chất lượng bị lên án gần đây. Nhưng việc “tẩy chay” không phải ai cũng thực hiện được, vì sức hút của giá rẻ và mẫu mã đẹp vẫn khiến nó sống tốt trên thương trường.
Một tiểu thương chợ Phú Lâm phân bua : “Nếu bắt hàng Trung Quốc “chui” (hàng nhái, hàng dỏm, chủ yếu nhập khẩu theo đường buôn lậu) thì tui dám khẳng định không sạp nào không bị. Nếu muốn kiểm soát thì phải siết chặt cửa khẩu chứ không phải nhằm vào làm khó tiểu thương chúng tôi !".
Hãy là người tiêu dùng thông minh
Không ít người tẩy chay hoặc e dè trước các mặt hàng thực phẩm, trái cây từ Trung Quốc nhưng vẫn thả ga với những ngành hàng còn lại vì tin rằng chỉ có thức ăn mới ảnh hưởng đến sức khỏe. Không phải vậy, những mặt hàng khác như quần áo, kem đánh răng, mềm gối… xuất xứ từ Trung Quốc tưởng chừng như vô hại nhưng nay lại phát hiện có thể giết người. Những sản phẩm rẻ tiền được làm cẩu thả, sử dụng chất độc hại miễn sao giá thành rẻ để bán chạy là được, đã khiến người tiêu dùng đi từ cơn sốc này đền cơn sốc khác trước những thông tin mà họ nhận được qua báo đài, để rồi phải tự kiểm nghiệm xem bản thân và gia đình đã có dùng hay chưa.
Có trường hợp người tiêu dùng “tẩy chay” hàng Trung Quốc nhưng "lỡ xài" mà cứ nghĩ là hàng Việt Nam. Đó là trường hợp của nhóm bạn sinh viên trường ĐHSPKT TP.HCM. Một thành viên tên Trần Xuân Lộc cho biết, cả nhóm đều ghét hàng Trung Quốc nhưng nhiều bạn thỉnh thoảng vẫn mua xài vì nhầm lẫn. Sau khi được cho biết là hàng Trung Quốc thì … vẫn xài, chứ chẳng lẽ quăng đi ? Rõ ràng là khi hàng Trung Quốc đã tràn lan trên thị trường thì không còn "khoảng cách" với hàng Việt, thậm chí lấn lướt do giá rẻ và mập mờ thông tin.
Thiết nghĩ, điều cần thiết ở đây không phải là tẩy chay hàng Trung Quốc, mà là tẩy chay những mặt hàng kém chất lượng, dù cho nó thuộc nhóm hàng nào. Biết được hàng tốt còn khó, nhưng để nhận biết hàng dỏm dễ vô cùng. Một vài mẹo đó là, từ chối mua hàng không bao bì, nhãn mác (đồ chơi, thực phẩm), không nên mua hàng hiệu giá rẻ bất ngờ (nhất là mỹ phẩm, nước hoa)…
Những mẹo này không ai không biết, thế nhưng giá rẻ vẫn có sức hút khiến người tiêu dùng dễ mờ mắt khi lựa chọn món hàng. Tệ hơn nữa, do sính hàng hiệu mà không đủ tiền mua (như nước hoa, túi xách...), nhiều người biết nhưng vẫn chấp nhận lựa chọn hàng Trung Quốc nhái hiệu, coi như một cách tự "an ủi" !
Điều quan trọng nhất đó là hãy “vượt qua chính mình” và là người tiêu dùng khó tính vì sức khỏe của mình và cả nhà trước khi trông chờ vào những giải pháp bảo vệ người tiêu dùng của các cơ quan chức năng.
Kim Ngân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét